NGHI THỨC LỄ GIÁO
(Trọn bộ 10 cuốn)
Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam, tính đến nay gần 24 thế kỷ. Từ những năm đầu Công nguyên, Phật giáo Việt Nam gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, có những đóng góp vô cùng to lớn trong việc dựng nước và giữ nước trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử.
Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn uy tín hàng đầu Việt Nam, cũng như quốc tế đều công nhận rằng, tại đất nước Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa từ lâu và liên tục, trở thành một thành tố cốt lõi quan trọng trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam
Văn hóa là phần hồn của một dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là một phạm trù rất rộng, vốn là sản phẩm chỉ có ở loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội. Ngược lại, văn hóa lại tác động không nhỏ vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường giáo dục. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Khó có thể đưa ra một khái niệm về văn hóa được mọi người, mọi giới chấp nhận. Hiện nay, ít nhất cũng có đến hàng trăm định nghĩa, khái niệm về văn hóa khác từ được nhìn từ nhiều giác độ khác nhau. Thông thường, theo nghĩa hẹp, văn hóa trong tiếng Việt, dùng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa rộng,thì văn hóa là một tổng thể phức hợp bao hàm các lĩnh vực tư tưởng, văn học, đức tin, pháp luật, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức...trong đó có Nghi lễ.
Hòa trong dòng chảy văn hóa dân tộc, Nghi lễ Phật giáo Việt Nam đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ nghi cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Để kế thừa và phát triển Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay,chúng tôi trình bày một số vấn đề mang tính phổ quát hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Xuyên qua đó, chúng con đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục một số vấn đề tồn tại nổi bật của chúng ta hiện nay với mong muốn góp một phần rất nhỏ trong việc phát triển bền vững Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc.
Bộ sách 10 cuốn bao gồm 21 quyển, đề cập đến toàn bộ những hành nghi, sự lý bái tán, từ căn bản cho đến nâng cao, chuyên môn. Bên cạnh đó, cũng nêu ra nguồn gốc của các “Khí Vật” trong nhà thiền.
Riêng quyển 21, chú trọng về phần nghiên cứu: Vũ Đạo, Trang Sức, Nghệ Thuật Âm Nhạc Phật giáo Bắc truyền.
Đặc biệt, trong quyển này người viết cũng mạo muội trích dẫn các bài tiểu luận chuyên đề tổng quan về Lễ Nhạc Phật giáo của Hòa thượng Ân sư thượng Lệ hạ Trang để người học tham cứu.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
Mã sản phẩm:
Tác giả: Thích Thiện Phước
NXB: Hồng Đức
Số trang:
Kích thước: 14.5x20.5cm
Bìa: mềm
Năm phát hành: 2022